Ở phần trước mình đã trình bày về bố cục chung của một email, và thiết kế pre-header làm sao cho hiệu quả. phần này, mình tiếp tục mang đến cho các bạn một số "quy luật" khi thiết kế Header và Body
1. Header
Các thống kê chỉ ra rằng 1024 × 768 vẫn là độ phân giải phổ biến nhất hiện nay, vì thế, trước tiên để phần header ở mức 400-450 pixel là hướng đi tốt nhất. Bạn cũng có thể thực hiện thống kê của riêng mình, rà soát xem độ phân giải màn hình nào là phổ biến nhất trong số những người nhận tin từ bạn. Có thể làm điều này bằng các cách làm survey khảo sát hoặc thông qua bất kỳ hệ thống thống kê website nào.
Điểm mấu chốt ở đây là thiết kế header sao cho nhanh chóng thu hút được người nhận và khiến họ tương tác với phần còn lại của nội dung chào hàng. Nếu không, có thể họ sẽ từ bỏ không đọc tiếp thông điệp email, hoặc tệ hơn là đánh dấu email của bạn là spam.
Thật không may, các con số thống kê ngành cũng cho thấy rằng không phải người nhận nào cũng kéo xuống xem phần bên dưới của email. Trên thực tế, 51% trong số họ sẽ xóa email trong vòng hai giây sau khi mở nó.
Do đó, các email marketer nên luôn bắt đầu thiết kế mẫu email từ phần trên cùng và xuyên suốt đến phần cuối (chứ không phải là theo cách ngược lại hoặc ngẫu hứng).
Làm thế nào để tạo được Header email hiệu quả?
Tạo ra một email thành công, giống như những trang đầu tiên của một cuốn sách, nên bắt đầu với một tiêu đề thông minh, bìa sách bắt mắt và tên tuổi của tác giả.
+ Có thể đặt logo ngay phần đầu email để người xem dễ dàng nhìn thấy và nhận biết được thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, điều này có thể trở nên vô nghĩa khi chúng không thể được hiển thị và người nhận dường như đang đọc một email trống rỗng. Do đó logo không nên có kích thước quá lớn và nên đặt tiêu đề chính ngay kế bên logo, thay vì phía bên dưới.
+ Như bạn đã biết, người xem thường có xu hướng nhìn từ phía tay trái trên cùng, do đó bạn có thể đặt logo phía bên trái và tiêu đề phía bên phải (theo cách truyền thống) hay ngược lại.
+ Nếu kích thước banner không lớn, bạn có thể đưa thêm một số nội dung copy vào trong phạm vi vùng hiển thị (preview pane). Việc này cho phép người đọc tương tác với nội dung email trong thời gian ngắn nhất thậm chí trước khi hình ảnh được hiển thị, nếu nội dung kêu gọi hành động đủ thu hút.
+ Tên công ty, thương hiệu hoặc người chịu trách nhiệm gửi chào hàng. Cực kì khuyến khích cho thêm logo vào phần này để tăng sự tin tưởng và khả năng được nhận diện đối với người nhận. Sự tin tưởng chính là chìa khóa cho sự giao tiếp qua email thành công!
+ Mục đích của email: Cung cấp thông tin rõ ràng trong phần header nói lên ý định của email (bất kể là email giao dịch, hay liên quan tới sự kiện, chiến dịch sản phẩm hay bản tin điện tử). Điều này rất hữu ích trong việc đánh giá lại tính liên quan của email để đảm bảo nó là những gì người nhận mong đợi.
+ Phần mời gọi hành động to, rõ ràng và hấp dẫn: đặt phần mời gọi hành động ở Header là cơ hội lớn để tạo sự thích thú cho người nhận, khích lệ họ đọc toàn bộ nội dung email và cuối cùng là chuyển biến họ thành các khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Vấn đề ở đây là tránh sự không rõ ràng và các khẩu hiệu chung chung như “Giảm giá lớn”, “Sản phẩm mới!”, … Thay vào đó, hãy nói rõ những lợi ích chính xác mà người nhận có thể thu được khi đọc thêm email này: “Giảm giá 15% cho các thiết bị điện tử!”, “Mua một cuốn sách được miễn phí một cuốn!”.
Hãy nhớ rằng hầu hết mọi người ngày nay đều bị ngập lụt với các chào hàng mỗi ngày qua email, thư truyền thống, các cuộc gọi tự động hay các trang mạng xã hội,… Sử dụng một động lực (ví dụ như một khoản giảm giá, khuyến mại hay quà tặng) sẽ khiến cho chiến dịch email marketing của bạn trở nên nổi bật giữa một mớ email ồn ã và lộn xộn trong inbox.
+ Tích hợp các tùy chọn “Chia sẻ” với Facebook, Twitter, MySpace, …. Với nhiều người sử dụng các trang mạng xã hội, bạn không thể để mất một cơ hội để đưa các chào hàng hay bản tin mới nhất không chỉ trong inbox mà khắp mạng Internet để được tiếp cận nhiều hơn.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nếu bạn đang gửi đi bản tin hàng tháng mà không có bất kì lời chào hàng hay ưu đãi khuyến mại nào, thì bạn có thể cho đoạn tổng kết nội dung email vào header. Nó sẽ cung cấp cho người nhận một gợi ý về email này có gì hay để có thể quyết định xem liệu họ có quan tâm xem tiếp hay không.
2. Phần thân
600 pixel kì diệu
Có một cơn ác mộng marketing thậm chí còn tệ hơn cả việc tạo ra một bản tin mà khiến cho người dùng chỉ lướt qua có 2 phút. Đó là một bản tin mà bạn phải kéo cuộn sang phải để đọc cho hết một câu. Bắt người nhận phải vất vả kéo thanh cuộn để xem nội dung cũng không khác gì việc đặt một món hàng lên giá ở vị trí cao đến mức bạn phải leo lên thang mới với được tới nó.
Khắc phục vấn đề này rất dễ – đừng vượt quá giới hạn 600 pixel. Chiều rộng này là phổ biến nhất cho các cửa sổ xem trước trong các trình duyệt email. Nó cũng rất hữu ích cho những ai đọc email trên smartphone. Với chiều rộng 320 pixel trên iPhone, 480 trên Droid, và 360 trên Blackberry thì người nhận của bạn sẽ đọc được bản tin của bạn trên mobile.
Kiểm chứng của riêng cá nhân tôi cũng cho thấy một bản tin rộng hơn 650 pixel sẽ nhận được một bất ngờ ngoài mong đợi từ Gmail – bị ném vào mục thư rác.
Phối hợp các màu sắc và thương hiệu
Để giảm tỷ lệ email hỏng đến mức tối thiểu, bạn cần đảm bảo các thông điệp trong bản tin và nội dung mà người nhận nhìn thấy trên website là nhất quán:
+ Thương hiệu thống nhất, màu sắc và chủ đề marketing phải ăn ý với nhau. Email của bạn phải tương đồng trong cả màu sắc và thông điệp.
+ Đích đến chuẩn xác: Nếu email của bạn có nội dung về một sản phẩm khuyến mãi nào đấy, hãy để khách hàng đặt hàng trực tiếp ngay trên email bằng nút “đặt hàng”, đây chính là nút “mời gọi hành động”
+ Thống nhất thiết kế: Thiết kế trong phần thân phải thống nhất và phù hợp với các phần khác kể cả kích thước, màu sắc, nội dung.
Phần sau mình sẽ nói nốt về phần Footer của email, và cách trình bày nội dung trong email
Phần sau mình sẽ nói nốt về phần Footer của email, và cách trình bày nội dung trong email
0 Responses to “Cách viết email hiệu quả phần 1-2”
Đăng nhận xét